Bên này, chủ nghĩa tượng trưng là cách diễn đạt của một tác phẩm, và dường như có vài sự bất xứng với khuynh hướng chặt chẽ của chủ nghĩa hiện đại. Nó từ khước những ngữ nghĩa mị kinh nghiệm hoặc sự hiện hữu của một tác phẩm.
Bên kia, thì chủ nghĩa tượng trưng gánh vác sự chia sẻ những lối viết phối hợp khác nhau của truyền thông, đặc biệt đối với hội hoạ và điêu khắc. Nó nhấn mạnh trên sự phân rời và tách biệt của hai trung gian.
Nơi góc nhỏ hơn phía trong một nhà hàng có hai người đàn ông ngồi nghỉ, chân tựa vào một chiếc ghế dựa. Đối diện là bốn người khác đang cụng ly. Trong khi đó một cuộc đua không đèn lưu thông tiếp tục diễn ra. Hai cô gái tóc dài trên một chiếc đạp chạy vượt đèn dành riêng cho người đi bộ, cùng lúc ấy một chiếc Taxi đỏ cũng băng ngang theo đuôi chiếc xe đạp. Không khí bên trong nhà hàng mát mẻ dễ chịu bao nhiêu thì ngoài đường nóng và bụi bặm bấy nhiêu. Bò lúc lắc được đem tới.
Một chiếc xe ba bánh chở đầy mía, những khúc dài quá khổ bị nẩy tưng lên trong khi một chiếc xe hơi màu trắng đuổi theo rồi quẹo trái. Một phụ nữ mặc áo hoa màu cam, đội nón vải, lái Honda vượt qua tấm bảng đề "Pepsi café 302". Bốn người tiếp viên tuổi độ hai mươi xúm lại hỏi han. Thay vì trả lời, tác giả bảo người đã giới thiệu món bò lúc lắc ghi tên món ngon miệng này xuống sổ tay giùm ông.
Một trong hai người đàn ông được tả bên trên có lẽ bị lôi cuốn bởi bầu không khí sống động nên đứng lên rời ghế, đến ngồi gần tác giả và viết xuống cuốn sổ tay một lời chào đón người khách đến Việt Nam. Rồi người ấy múa bút ký tên mình.
Đối với những nhà nghiên cứu về tượng trưng học truyền thống thì chủ nghĩa tượng trưng là một thực nghiệm của phép ẩn dụ liên kết: “Một con tàu của trạng thái” nghĩa là, tự nó là ẩn dụ. Tuy nhiên nếu chúng ta tiếp tục dùng phép ẩn dụ trên toàn mặt phẳng của một khung bố hay xuyên suốt chiều dài một bài thơ thì bão tố, sóng cồn, đất bằng, con người, sự chìm đắm của con tàu, sự bảo an cho tới bến, tất cả đều góp phần làm nên định mệnh của một trạng thái. Chúng ta sẽ có trong tay một chủ nghĩa tượng trưng – một chủ nghĩa tượng trưng có tính hội hoạ hay thi vị ở khắp mọi nơi hơn là bề mặt đầy tính văn chương của nó.
Những nhà hậu hiện đại học ra đời để tìm hiểu một nghĩa khác của chủ nghĩa tượng trưng. Cái nghĩa chính trong một cái nhìn khác của cách làm thế nào cho những tác phẩm đầy ý vị. Một người có thể thấy được điều này nhờ sự tưởng tượng ra chủ nghĩa tượng trưng bị lôi cuốn không bởi phép ẩn dụ mà bởi một loại ngôn ngữ giễu cợt liên tục, mỗi ngôn từ hoặc hình ảnh tự nó mở chốt cho một ngòi nổ. Loại chủ nghĩa tượng trưng như vậy có một hiệu quả đầy ý nghĩa trong việc liên kết giữa ngôn ngữ và hình ảnh hay tách rời nó khỏi nguyên lý của ngữ nghĩa.
Các tác phẩm hội họa được chúng ta mô tả hoà hợp với những bức tranh thuộc về trung tâm đẩy chúng ta ngược về những yếu tố định nghĩa của chủ nghĩa hiện đại: Những tác phẩm này đã không đi quá giới hạn của nó. Thay vì tiết lộ nó là gì, nó từ khước nạp mình cho một ngữ nghĩa đã hiện hữu từ trước như chúng ta có thể nói tranh của Poussin đã làm như vậy. Điều này có lẽ đủ cho một người có thể xác nhận rằng chủ nghĩa hậu hiện đại có liên hệ tới quá khứ và từng có vài dấu răng lịch sử.
— Bản dịch của Trịnh Thanh Thuỷ